GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT

GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT

GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT

GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT

GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT
GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT

Tin tức

GÁNH NẶNG CỦA RĂNG MIỆNG TRONG NGÀY TẾT
Ngày đăng: 22/01/2024 03:54 PM

Đầu tiên, đối với trẻ nhỏ, sâu răng được ví như "kẻ trộm" niềm vui, tiếng cười của trẻ dịp Tết. Bởi lẽ, Tết là "thiên đường" của đồ ngọt, từ bánh - mứt - kẹo, đến nước ngọt được nạp vô tội vạ vào cơ thể đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, a-xít hóa môi trường, phá hoại men răng dẫn đến sâu răng; trẻ đã bị sâu răng rồi thì tăng nặng.

Ở người lớn, cường độ ăn uống tăng đột ngột dẫn đến quá tải, có thể tạo thành "cú sốc" khiến môi trường trong khoang miệng không kịp thích ứng. Chưa kể, các loại đồ ăn đa dạng liên tục được nạp vào có thể gây kích ứng, dắt trong kẽ răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Thế nên, chẳng khó hiểu khi không ít người gặp phải tình trạng đau răng, viêm chân răng, nhiệt miệng... trong dịp Tết.

Thậm chí, chế độ ăn ngày Tết còn có thể trở thành "kẻ phá hoại" với không ít người đang trong thời gian theo dõi và điều trị nha khoa như: niềng răng, trồng răng, bọc răng... Nếu trước đó cơ hàm phải "cày kéo" nỗ lực nhai nghiền thức ăn thì ngay sau đó, phần răng có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, nhức và tăng nhạy cảm, giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, phải đặc biệt lưu đến những vấn đề cấp tính như: mảng bám răng, hôi miệng... xuất hiện sau dịp Tết cổ truyền khiến con người phải một phen dày công khắc phục. Thế mới nói, xưa nay đã đúc kết, ăn Tết cũng phải tính toán một cách khoa học để không bị rơi vào cảnh "không ăn thì ngại, ăn vào thì dại".